Là một xã thuần nông của thị xã Bình Minh kinh tế chủ lực của xã Thuận An dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy có nhiều chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn với những mô hình chăn nuôi, trồng trọt thăm công mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng rau xà lách xoang hay mô hình trồng rau diếp cá,... Trong những năm qua, Hội Nông xã Thuận An là đầu tàu trong việc chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại xã, việc Hội tập hợp tổ viên, hội viên Hội Nông dân thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo thêm đều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, nhất là hộ nông dân nghèo, hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn.
Điển hình như hộ ông Lê Văn Tư, ấp Thuận Tân B, xã Thuận An, thị xã Bình Minh là hội viên Hội Nông dân xã làm nghề bán kem dạo thu nhập không ổn định, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, ông không còn nguồn vốn để tái sản xuất kinh doanh, thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông, Hội Nông dân xã Thuận An hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê và giới thiệu ông tham gia tổ Tiết kiệm và vay vốn của ấp do hội quản lý để làm hồ sơ vay vốn. Được sự thống nhất của Ủy ban nhân dân xã và phê duyệt cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Bình Minh, ông vay với số tiền 60 triệu đồng từ nguồn vốn vay tạo việc việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Khi được nhận được tiền, ông đã đầu tư làm chuồng và mua 10 con dê giống để chăn nuôi. Với bản tính siêng năng, chịu khó, biết tận dụng phế phẩm từ những trái mít sơ đen và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi dê được tập huấn, ông đã chăm sóc đàn dê phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt, hiện tại ông có 10 con dê giống và trên 15 con dê thịt, bình quân hàng tháng thu nhập từ đàn dê khoảng 5 triệu đồng. Ông tâm sự nhờ có sự hỗ trợ vốn kịp thời từ Ngân hàng Chính sách xã hội và sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội Nông xã nên kinh tế gia đình ông tạm ổn hơn sau khi dịch bệnh tạm lắng xuống, cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường mới.
Trao đổi cùng ông Lâm Văn Thuận - Chủ tịch hội Nông dân xã cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nhiều hộ dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhiều hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư khôi phục sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất, trong đó có những đối tượng ngoài hộ nghèo, hộ cận, hộ mới thoát nghèo chiếm phần lớn. Từ khi Nghị quyết 11/NQ-CP về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” được ban hành và triển khai thực hiện đã giúp cho người dân có vốn để khôi phục sản xuất. Trong thời gian qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP tại xã đã giải ngân được 2 tỷ đồng cho gần 50 hộ vay vốn, trong đó Hội Nông dân 18 hộ với số tiền gần 700 triệu đồng. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định định kinh tế gia đình và dần trở lại cuộc sống bình thời mới.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã để tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn vốn trên, trong thời gian tới Hội nông dân xã tích cực tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, tiếp tục làm tốt công tác kiểm trả sử dụng vốn vay của người vay, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng,…. phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai giải ngân vốn tín dụng ưu đãi kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, nhất là nguồn vốn theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương.
Chức NHCS